Monday, August 19, 2013

Cộng trừ với bàn tính gẩy


Phép cộng và phép trừ là hai phép toán căn bản nhất trên bàn tính soroban.


*  PHÉP CỘNG




Ví dụ: 135 + 321 = 456

Bước 1: Coi cột H là cột hàng đơn vị, thiết lập số 135 trên 3 cột FGH. (Hình.12)

  Hình.12







Bước 2: Cộng 3 vào cột hàng trăm F.
Bước 3: Cộng 2 vào cột hàng chục G.
Bước 4 và kết  quả: cộng 1 ở cột hàng đơn vị H =>  ta được kết quả là 456 trên cột FGH (Hình.13)



  Hình.13






Những ví dụ trên khá đơn giản. Bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang một ví dụ phức tạp hơn.


Ví dụ: 456 + 567 = 1023

Bước 1: Thiết lập số 456 trên cột FGH , coi cột H là cột hàng đơn vị. (Hình.14)








 
Fig.14




Hình 14

Bước 2: Cộng 5 ở cột hàng trăm F ta có 956 trên cột FGH. (Hình.15)



 



Hình 15

Bước 3: Cộng 6 ở cột hàng chục G. Nhưng không đủ số hạt => Trừ số bổ sung của 6 là 4, sau đó....

3a: Cộng 1 ở cột hàng trăm F. Nhưng không còn hạt nào để lấy => Trừ số bổ sung của 1 là 9, sau đó....
3b: Thêm 1 ở cột hàng nghìn E, ta có 1016 trên cột EFGH như hình 16





  Hình.16













Bước 4: Cộng 7 vào cột hàng đơn vị H. Nhưng không còn đủ số hạt => Trừ đi số bổ sung của 7 là 3. Sau đó thêm 1 vào cột hàng chục G. Cuối cùng ta được kết quả là 1023 trên cột EFGH như hình 17.



  Hình.17







Điều quan trọng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là khi bạn tính toán với bàn tính, bạn không nên nhẩm theo cách tính thông thường. Hãy tập trung hoàn toàn vào việc sử dụng bàn tính để tìm ra kết quả cuối cùng chứ không nên nhẩm theo cách thông thường rồi mới thiết lập kết quả trên bàn tính. Ví dụ ở bước thứ 4 này: 7 + 1016, bạn dễ dàng nhẩm theo cách thông thường để có kết quả là 1023. Tuy nhiên, làm như thế là bạn đã không tính toán theo quy tắc của bàn tính. Bạn phải sử dụng số bổ sung  và thực hiện phép tính theo quy tắc bàn tính soroban thì bạn mới có thể thực sự giỏi về bàn tính sau này.

PHÉP TRỪ



 
 




Ví dụ: 4321 - 3456 = 865

Bước 1: Thiết lập số 4321 trên cột EFGH, coi cột H là cột hàng đơn vị.

  Hình.18









Bước 2: Trừ 3 từ cột hàng nghìn E, ta có 1321 trên cột EFGH. (Hình.19)


  Hình.19




Bước 3: Trừ 4 từ cột hàng trăm F. Nhưng không đủ hạt => Dùng số bổ sung. Trừ 1 từ cột hàng nghìn E, sau đó....
Cộng số bổ sung của 4 là 6 vào cột hàng trăm F, ta có 921 trên cột FGH như hình 20.

  Hình.20




Bước 4: Trừ 5 từ cột hàng chục G. Nhưng không đủ hạt => Trừ 1 từ cột hàng trăm F, sau đó....
Cộng số bổ sung của 5 là 5 vào cột hàng chục G, ta có 871 trên cột FGH như hình 21.



  Hình.21




Bước 5: Trừ 6 từ cột hàng đơn vị H. Dùng số bổ sung. Trừ 1 từ cột hàng chục G, sau đó....
Thêm số bổ sung của 6 là 4 vào cột H, ta có kết quả là 865 trên cột FGH như hình 22.



  Hình.22









Kết hợp ngón tay


Thứ tự các cột bàn tính

Những người mới làm quen với môn bàn tính dễ nhầm thứ tự các cột. Các phép tính ở phần trước đều được thực hiện trên 2 cột của bàn tính. Bạn phải chú ý thứ tự thao tác trên bàn tính.

Phép cộng


1.     Trước tiên ta phải trừ đi số bổ sung từ cột bên tay phải.
2.     Sau đó thêm 1 hạt ở cột bên trái

Phép trừ

1.       Trước tiên ta trừ 1 hạt ở cột bên trái.
2.       Sau đó cộng thêm số bổ sung ở cột bên phải.

Đây là cách thực hiện phép tính hiệu quả nhất và đúng nhất. Sau khi thực hiện xong thao tác trên cột này, ta tập trung sự chú ý sang cột khác ngay.

Kết hợp di chuyển giữa các ngón tay

Để thao tác trên bàn tính nhanh và hiệu quả, bạn phải biết kết hợp chuyển động giữa các ngón tay.


Vào thế kỷ trước, trước khi máy tính điện trở thành phổ biến, ủy ban bàn tính của phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản thường xuyên tổ chức những cuộc thi cho các cá nhân muốn có được một giấy phép để làm việc như một nhân viên bàn tính. Các kỳ thi bắt đầu ở cấp độ 10 (dễ nhất) cho đến cấp độ 1 (khó nhất). Những cá nhân vượt qua được các kỳ thi cấp độ 1, cấp độ 2 hoặc 3 thì sẽ đủ điều kiện để làm việc cho chính phủ hoặc cho doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng.

Trong các cuộc thi, thí sinh được phát cho những chuỗi phép tính. Các phép tính ấy phải được hoàn thành  trong một khung thời gian nhất định. Tất nhiên độ chính xác là yếu tố quan trọng nhất, nhưng thí sinh giỏi nhất phải là người làm đúng và làm rất nhanh. Thao tác nhanh được là do có sự rèn luyện sự kết hợp di chuyển giữa các ngón tay.

Trong những ví dụ dưới đây, tôi đưa ra 2 cách kết hợp chuyển động của ngón tay trong mỗi phép toán.

Đây là một vài ví dụ minh họa cách kết hợp di chuyển ngón tay.

Ví dụ 1: 8 + 7 = 15

Với những người mới học cách sử dụng bàn tính, thì đây là cách kết hợp tự nhiên nhất.

1.     Dùng ngón cái và ngón trỏ của tay phải để kéo 5 và 3 ở cột C về phía xà giữa để có giá trị là 8. Ngón cái  và ngón trỏ phải thao tác cùng một lúc.
2.     Sau đó dùng ngón trỏ của tay phải bớt 3 ở cột C và ngón trỏ của tay phải thêm 10 ở cột B.  Tay trái và tay phải thao tác cùng một lúc.




 
                    
Bước 1                                 Bước 2

Bằng việc kết hợp sự chuyển động của các ngón tay, ta có thể hoàn thành phép tính chỉ với 2 lần di chuyển ngón tay, thay vì 4 lần.

Dưới đây là một số phép tính cần có sự di chuyển kết hợp của các ngón tay:

6+9,   7+8,  7+9,  8+8,  8+9,  9+6,  9+7,  9+8,  9+9.

Ví dụ 2: 15 + 8 = 23

1.  Đầu tiên, dùng ngón trỏ của tay phải để thiết lập 5 ở cột C và dùng ngón trỏ của tay trái để thiết lập 10 ở cột B. Lúc này ta có giá trị 15 trên bàn tính. Lưu ý là 2 tay phải thao tác cùng 1 lúc.

2.  Ta có:  + 8 = + 10 – 2. Dùng ngón trỏ và ngón cái của tay phải để trừ 2 ở cột C bằng cách đẩy 3 hạt phía dưới lên và 1 hạt phía trên xà ngang ra xa xà. Dùng ngón trỏ của tay phải để thêm 10 ở cột hàng chục B. Ta được kết quả là 23. Lưu ý: 2 tay phải thao tác cùng một lúc.




 

 
Bước 1                                 Bước 2a                                Bước 2b

Bằng cách kết hợp chuyển động của các ngón tay, ta có thể hoàn thành phép tính sau 2 lần di chuyển, thay vì 5 lần.


Đây là một số phép tính có sử dụng sự kết hợp ngón tay như trên:

15+6, 15+7, 15+9, 6+6
6+7, 6+8, 7+6, 7+7, 8+6

Ví dụ 3: 9 + 3 = 12
1.     Dùng ngón cái và ngón trỏ của tay phải để thiết lập 9 trên cột C.
2.     Ta có: + 3 = + 10 – 7. Dùng ngón trỏ và ngón  cái của tay phải trừ 7 ở cột C. Dùng ngón trỏ của tay trái cộng 10 ở cột B. Ta được kết quả là 12. Lưu ý: 2 tay thao tác cùng một lúc.





 



 
                                           
Bước 1                                 Bước 2a                                Bước 2b

Bằng cách kết hợp chuyển động của các ngón tay, bạn có thể hoàn thành phép tính sau hai lần di chuyển ngón tay thay vì 5 lần.

Những ví dụ khác có sử dụng sự kết hợp ngón tay như trên:
6+4,   7+3,  7+4,  8+2,  8+3,  8+4,  9+1,  9+2,  9+4

Ví dụ 4: 14 – 9 = 5
1.     Dùng ngón cái trong cả 2 lần dịch chuyển. Lấy 10 ở cột B và 4 ở cột C.
2.     Dùng ngón trỏ để trừ 10 ở cột B
3.     Kết hợp dịch chuyển ngón tay. Dùng ngón trỏ để cộng 5 ở cột C và bớt 4 ở cột đó.





 


 
                                              
Bước 1                                 Bước 2                                 Bước 3


Một số ví dụ có sử dụng thao tác tay tương tự:
11-6,   12-6,  12-7,  13-6,  13-7,  13-8,  14-6,  14-7,  14-8

Ví dụ 5: 11 – 7 = 4
1.     Dùng ngón cái để thiết lập 10 trên cột B và 1 trên cột C.
2.     Dùng ngón trỏ để trừ 10 ở cột B và dùng ngón cái để cộng 3 ở cột C.





 
                    
Bước 1                                 Bước 2

Một số ví dụ có sử dụng thao tác tay tương tự:
10-6,   10-7,  10-8,  10-9,  11-8,  11-9,  12-8,  12-9,  13-9


Đơn giản, Nhanh và Hiệu Quả